CHỌN MUA TRÒNG KÍNH CẬN - NHỮNG ĐIỀU BẠN PHẢI BIẾT

CHỌN MUA TRÒNG KÍNH CẬN là một trong hai bước quan trọng nhất giúp bạn có được một cặp kính cận ưng ý và hợp túi tiền.

Ngày đăng: 18-10-2018

8,335 lượt xem

CHỌN MUA TRÒNG KÍNH CẬN - NHỮNG ĐIỀU BẠN PHẢI BIẾT

 

Mục Lục (Click vào từng đề mục để xem nhanh):

1. Tìm hiểu về cận thị và các tật khúc xạ thường gặp

2. Cận thị bao nhiêu độ thì nên đeo mắt kính?

2.1. Những tác hại của việc đeo kính không phù hợp

2.2. Cách giúp mắt cận không tăng độ

3. Chọn tròng kính cho mắt kính cận

3.1 Những điều cần biết khi chọn mua mắt kính cận

3.2 Chất liệu tròng kính cận

3.3 Hiệu quả của các lớp phủ trên tròng kính cận

3.4 Các thương hiệu tròng kính cận chính hãng nổi tiếng thế giới

3.5 Cách bảo quản tròng kính cận tốt

4. Kết luận

 

1. Tìm hiểu về cận thị và các tật khúc xạ thường gặp:

 

Cận thị là một trong ba dạng tật khúc xạ phổ biến nhất ở mắt; Bao gồm cận thị, viện thị và loạn thị. Biểu hiện rõ ràng nhất của các tật khúc xạ nói trên là:

- Cận thị: Nhìn mờ, nhòe các vật ở xa, chỉ nhìn rõ nét các vật ở gần.

- Viễn thị: Nhìn mờ, nhòe các vật ở gần, chỉ nhìn rõ nét các vật ở xa

- Loạn thị: Nhìn mọi vật bị méo mó, không chuẩn hình dạng thật của vật.

 

Báo động tình trạng cận thị ở trẻ em

Cận thị ở trẻ em có xu hướng ngày càng gia tăng

Các tật khúc xạ nói chung và bệnh cận thị nói riêng làm cho người bị bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, đôi khi gặp phải những tình huống dở khóc dở cười như trong tính huống dưới đây:

 

Nhầm lẫn tai hại khi quên mang kính bơi cận

 

2. Cận thị bao nhiêu độ thì nên đeo mắt kính?

 

Sử dụng kính cận là một cách làm phổ biến để khắc phục tật cận thị ở mắt. Nhiều bạn trẻ băn khoăn không biết bị cận thị bao nhiêu độ thì mới cần đeo bởi lẽ khá bất tiện khi đeo kính, mà không đeo kính thì gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày như đọc sách, nhìn bảng hay tham gia giao thông.

 

cắt kính cận ở bệnh viện mắt sài gòn

Nên đo khám mắt ở bệnh viện hoặc trung tâm uy tín

 

Theo quan điểm của antoanmoingay.com, đôi mắt là cửa sổ tâm hồn do đó mà bạn không nên tùy tiện tin vào những lời khuyên trên mạng để quyết định có nên hay không nên đeo kính cận vì điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không phải chỉ là bạn cận bao nhiêu độ? Tốt nhất, bạn hãy đến bệnh viện mắt để kiểm tra thị lực và nhận lời khuyên chuẩn xác của bác sĩ.

 

2.1. Những tác hại của việc đeo kính không phù hợp:

 

Khi đeo kính không phù hợp với thị lực của mắt có thể sẽ làm cho mắt của bạn tăng nhanh độ và khả năng nhìn trở nên kém hơn (nhược thị).

Nếu đeo kính cao hơn độ cận của mắt có thể gây nhức mỏi mắt hoặc rối loạn điều tiết như nhức đầu, đau mắt, xây xẩm, chóng mặt….lâu ngày dẫn đến suy giảm thị lực.

Còn nếu đeo kính nhẹ hơn độ cận của mắt thì mắt luôn phải điều tiết tập trung, lâu ngày dẫn đến tăng độ cận.

 

Biểu hiện đeo kính mắt không phù hợp

Biểu hiện đeo kính mắt không phù hợp

 

Lắp kính sai, không đúng tâm, hay còn gọi là đeo kính lệch tâm, thường gây cảm giác nhức mắt, mỏi mắt, có thể gây nôn ói, phát sinh cảm giác ám ảnh sợ đeo kính cận.

Nhiều bạn trẻ có thói quen đeo kính hơi trễ xuống nên khi nhìn thường phải hơi ngửa mặt lên, tạo cái nhìn thiếu thiện cảm và tròng mắt lâu ngày bị xệ và mí mắt bị sụp xuống, mất tự nhiên.

 

Chọn kính phù hợp với khuôn mặt nữ

Chọn kính phù hợp với khuôn mặt nữ

 

Ngoài ra, nếu chọn gọng kính có tròng nhỏ, hai càng kính ngắn tạo cảm giác không cân xứng với khuôn mặt, để lại những vết lõm ở hai bên thái dương gây mất thẩm mỹ…


Bạn hoàn toàn có thể tránh được những tác hại nêu trên nếu bạn đi khám mắt định kỳ ở nơi uy tín và chọn mua kính mắt chất lượng tốt, vừa vặn với khuôn mặt.

 

2.2. Cách giúp mắt cận không tăng độ

 

- Tạo thói quen ngồi thẳng lưng, giữ khoảng cách 25-30 cm giữa mắt với sách vở hoặc máy tính.

- Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, không nên thức khuya thường xuyên.  

- Tham gia các hoạt động ngoài trời: Trong ánh sáng Mặt trời có một số tia có tác dụng kích thích sự hoạt hóa các tế bào trong mắt. Khi tham gia các hoạt động ngoài trời như chạy bộ, đá bóng, vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối sẽ có tác dụng tích cực đối với những người bị cận và phòng tránh cận thị cho những người chưa mắc phải.

- Bạn nên bổ sung dinh dưỡng cho đôi mắt: Cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi cho mắt không chỉ giữ cho đôi mắt luôn khỏe khoắn, tinh anh mà còn có tác dụng cải thiện thị giác. Các bạn nên chú ý bổ sung nhiều các loại thực phẩm sau đây: thực phẩm giàu Vitamin A, C, E; giàu Beta-Caroten,...

 

3. Chọn tròng kính cho mắt kính cận

 

3.1 Những điều cần biết khi chọn mua mắt kính cận (tròng kính cận).

 

Mắt kính cận (tròng kính cận) có lẽ là khâu quan trọng nhất trên chiếc kính cận của bạn bởi lẽ nếu chọn phải tròng kính không tốt thì không những phải mất tiền oan mà còn làm hại đến cửa sổ tâm hồn của bạn. Do đó bạn cần biết được những điều cơ bản tưởng như hiển nhiên dưới đây để chọn được tròng kính cận phù hợp nhất với bạn:

- Chọn mặt gửi vàng: Đầu tiên, bạn hãy chọn cho mình một nơi khám mắt, đó có thể là bệnh viện mắt, có thể là cửa hàng mắt kính uy tín, chất lượng để biết chính xác mắt bạn cận bao nhiêu độ, mắt có bị lệch trục không, có bị thêm các tật khúc xạ khác hay không...Từ đó mà các bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ chỉ định bạn nên dùng loại tròng cận nào phù hợp.

- Chọn tròng kính phù hợp với khuôn mặt: Kiểu dáng và kích thước gọng kính thể hiện cá tính của bạn, giúp bạn trở nên nổi bật giữa đám đông. Antoanmoingay.com đã có phân tích khá chi tiết những tác hại nếu chọn kính không phù hợp hoặc cách chọn kính cận thể thao. Bạn có thể xem chi tiết <<tại đây>>.

- Chọn mắt kính có thương hiệu và xuất xứ rõ ràng: Lựa chọn tròng kính chất lượng tốt mang đến chọn bạn cái nhìn rõ ràng nhất, an toàn cho mắt và đảm bảo độ bền theo thời gian. Có khá nhiều các hãng mắt kính nổi tiếng thế giới như tròng kính Essilor của Pháp, tròng kính Carl Zeiss của Đức, tròng kính Hoya của Nhật Bản, tròng kính XPLens của Hàn Quốc... đã có mặt tại Việt Nam và hầu như cửa hàng mắt kính nào cũng có cung cấp cả. Mà chiếm nhiều nhất vẫn là tròng kính cận giá rẻ có xuất xứ Trung Quốc.

Lựa chọn tròng kính nào phụ thuộc rất lớn vào túi tiền của bạn.

 

CLICK XEM THÊM: KÍNH CẬN ĐÁ BÓNG - 8 TIÊU CHÍ QUAN TRỌNG KHI CHỌN MUA

 

3.2 Chất liệu tròng kính cận:

 

Có khá nhiều loại vật liệu để làm nên một cặp tròng kính cận. Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về các loại vật liệu này:

 

Bảng so sánh ưu nhược điểm các loại tròng kính cận

Chất liệu

Ưu điểm

Nhược điểm

Tròng thủy tinh

Khả năng quang học tuyệt vời, cho hình ảnh trong suốt, trung thực, rõ nét

Chống trầy xước vượt trội

Không bám hơi nước

Giá rẻ

Nặng, dày

Dễ vỡ vụn, gây nguy hiểm cho mắt.

Khó gia công mài cắt

Không có khả năng chống tia UV

Tròng nhựa

Khả năng quang học tương đương tròng thủy tinh

Dễ gia công mài cắt

Nhẹ

Chống va đập tốt

Giá thành rẻ

Dễ trầy xước.

Tròng kính polycarbonate

Chống va đập

Chống vỡ vụn

Ngăn tin UV

Trọng lượng nhẹ

Dễ gia công mài cắt

Giá thành rẻ

Giá cao hơn tròng thủy tinh

Dễ trầy nên cần lớp phủ chống trầy

Khả năng quang học kém hơn tròng thủy tinh

Tròng kính chiết xuất cao

(tròng kính siêu mỏng cho người cận nặng)

Chống va đập

Chống vỡ vụn

Ngăn tin UV

Trọng lượng nhẹ

Dễ gia công mài cắt

Siêu Mỏng, nhẹ, thích hợp cho người cận nặng

Dễ trầy nên cần lớp phủ chống trầy

Đắt tiền

 

3.3 Hiệu quả của các lớp phủ trên tròng kính cận

 

Bản thân vật liệu làm tròng kính có những nhược điểm nhất định. Do đó mà các nhà sản xuất cần phủ lên tròng kính nhiều lớp phủ để tạo nên một chiếc tròng kính chất lượng, bền, đẹp… Dưới đây là một số lớp phủ mà bạn cần xem xét khi chọn tròng kính cận.

Lớp phủ chống trầy xước:

Đây là lớp phủ quan trọng nhất mà bạn nên chọn lựa để đảm bảo độ bền cho tròng kính cận. Các hãng sản xuất tròng kính nổi tiếng thường có lớp phủ mang lại độ cứng tương đương tròng thủy tinh. Các bạn lưu ý điều này nhé!

Lớp phủ chống phản quang (AR)

Lớp phủ chống phản quang loại bỏ hiện tượng phản xạ ánh sáng khi tia sáng chiếu vào tròng kính. Sự khác biệt giữa tròng kính có và không có lớp phản quang là rất lớn ở một số hiện tượng thường gặp như: hình ảnh mở, lóa; chói mắt khi nhìn vào vùng ánh sáng mạnh;, kính bị trắng xóa khi chụp hình ban đêm,...

Ngăn tia (Cực tím) UV

Lớp phủ ngăn tia UV , hay còn gọi là tia cực tím, giúp bảo vệ mắt bạn khỏi các tia bức xạ mặt trời, là nguyên nhân chính gây nên bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.  

Lớp phủ ngăn ánh sáng xanh của màn hình máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng......

Tia sáng xanh từ màn hình tivi, máy tinh, laptop, điện thoại hay máy tính bảng làm cho mắt bị khô, căng cứng, gây nên hiện tượng căng thẳng, khó ngủ. Do có phủ lớp ngăn ánh sáng xanh nên khi mới đeo sẽ thấy hình ảnh vàng hơn so với bình thường, sau vài ngày sẽ quen với cảm giác này.

Lớp phủ chống bám hơi nước, sương mù, mồ hôi:

Đây là lớp phủ rất cần thiết cho người đeo kính, đặt biệt với với các bạn hay chơi thể thao. Hơi ẩm trong hơi thở, trong mồ hôi, trong sương mù hay do trời mưa. Tất cả bám lên kính khiến bạn thấy mọi vật trở nên mờ ảo, đôi khi là mất an toàn khi đi đường. Với tròng kính có phủ lớp chống bám hơi nước, các hạt nước li ti không bám được trên mặt kính mà trơn tuột khỏi tròng.

 

3.4 Các thương hiệu tròng kính cận chính hãng lớn nổi tiếng thế giới:

 

- Hãng tròng kính Essilor của Pháp

- Hãng tròng kính Carl Zeiss của Đức

- Hãng tròng kính Hoya của Nhật Bản

- Hãng tròng kính XPLens của Hàn Quốc

 

3.5 Cách bảo quản tròng kính cận tốt

 

Không được cầm tay vào mắt kính

Dùng tay cầm vào tròng kính là nguyên nhân chủ yếu làm cho tròng kính bị dơ bẩn bởi lớp dầu và mồ hôi dưới da để lại dấu vân tay hoặc những vệt ố mờ gây cảm giác khó chịu khi nhìn.

Sử dụng khăn lau mềm dành riêng cho mắt kính:

Chỉ nên dùng khăn mềm chuyên dụng để lau mắt kính, không nên dùng các loại giấy, vải áo hay khăn ăn để lau tròng kính, tránh gây trầy xước hoặc làm bong tróc các lớp bảo vệ tròng kính.

Sử dụng chai xịt vệ sinh mắt kính chuyên dụng:

Các chai xịt chuyên dụng có nồng độ chất tẩy rửa vừa phải, đủ để tẩy sạch các vết bám bẩn mà không làm hại đến các lớp bảo vệ tròng kính. Bạn không nên dùng các chất tẩy rửa gia dụng như nước Rửa chén,  nước xà bông, nước lau sàn...

Cất giữ kính vào hộp khi không sử dụng:

Những lúc không dùng đến kính như lúc ngủ, sau khi chơi thể thao... bạn nên cắt kính vào hộp kính để bảo vệ kính không bị gãy do va đập hoặc do trẻ em nghịch ngợm...

 

4. Kết luận

Qua những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, chúng tôi hy vọng giúp bạn có thể dễ dàng chọn cho mình một cặp kính cận ưng ý với chất lượng tốt và giá cả phải chăng, đồng thời cũng giúp các bạn có được những kinh nghiệm để bảo quản và sử dụng kính tốt hơn. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết sau.

 

GỌI NGAY – MR.DANH 0917 80 60 07
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN KỸ THUẬT NHANH CHÓNG MỌI THẮC MẮC

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT HIỆP HƯNG LONG

MÃ SỐ THUẾ: 0315709054

ĐỊA CHỈ: 9/5 ĐƯỜNG SỐ 1, KP. 9, P. BÌNH HƯNG HÒA A, Q. BÌNH TÂN, TP. HCM

Cách đi nhờ Google Maps

Cách đi từ đường Tân Kỳ Tân Quý vào:

(Từ đường Tân Kỳ Tân Quý ⇒ Rẽ vào đường Gò Xoài ⇒ Rẽ vào đường số 4. Tới số 77 đường số 4 (Quán cafe Hương Thầm) thì rẽ vào đường số 1. Tìm đến nhà số 9/5 là tới)

Cách đi từ đường Lê Văn Quới vào

(Từ đường Lê Văn Quới ⇒ Rẽ vào đường Gò Xoài ⇒ Rẽ phải vào đường số 16. Tới Bách Hóa Xanh thì rẽ trái vào đường số 1. Tìm đến nhà số 9/5 là tới)

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha